Nếu bạn đang dùng website để kinh doanh online thì chắc hẳn đã nghe nói đến eCommerce Conversion Rate (tỷ lệ chuyển đổi trong thương mại điện tử). Đây là khái niệm phổ biến và được nhắc nhiều, tuy nhiên để làm được nó là cả một quá trình phức tạp.
Nếu bạn đang phát triển ecommerce website cho doanh nghiệp mình và quan tâm tới:
gia tăng doanh số và tỷ lệ chuyển đổi (CR) trên website
tối ưu trải nghiệm người dùng (UX) trên website
mẹo dễ hiểu, dễ làm cho người mới
Bài viết này chắc chắn sẽ phù hợp cho bạn.
Đội ngũ EGANY đã dành cả năm để tổng hợp các mẹo tối ưu website phổ biến + những kinh nghiệm đã làm ecommerce trong 8 năm qua, đúc kết lại và vẽ minh hoạt lại dạng sketchnote để mọi người có thể dễ hiểu hơn.
Bắt đầu tìm hiểu nào!
Đầu tiên chúng ta sẽ đi phân tách từng khái niệm đơn giản nhất nhé.
Khái niệm cơ bản
Conversion là gì?
Conversion (Chuyển đổi) được hiểu là khi ai đó vào và thực hiện một hành động trên trang website của bạn.
Hành động đó liên hệ trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (đặt hàng, gọi điện, chat hoặc để lại thông tin liên hệ) điều này cho phép bạn tiếp tục tương tác với họ.
Conversion Rate & eCommerce Conversion Rate là gì?
Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) là phần trăm tổng số lượt truy cập vào một trang web dẫn đến hành động chuyển đổi.
Ví dụ: Trong một khoảng thời gian bạn có 1.000 lượt truy cập vào trang web và 100 lượt đăng ký nhận bản tin
👉 thì tỷ lệ chuyển đổi của bạn là (100 / 1.000) = 0,10 hoặc 10%.
eCommerce conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi thương mại điện tử) thường được hiểu tỷ lệ chuyển đổi thành đơn đặt hàng trên website.
Ví dụ: Bạn có 1.000 lượt truy cập vào trang web và trong đó có 50 đơn đặt hàng thành công
👉 thì tỷ lệ chuyển đổi thương mại điện tử của website là (50 / 1.000) = 5%.
Ví dụ về Tỷ lệ chuyển đổi TMĐT trong Google AnalyticsVí dụ về Tỷ lệ chuyển đổi TMĐT trong Shopify Analytics.
Conversion Rate Optimization là gì?
Theo Optimizely.com thì:
“Conversion rate optimization (CRO) is the process of increasing the percentage of conversions from a website or mobile app. CRO typically involves generating ideas for elements on your site or app that can be improved and then validating those hypotheses through A/B testing and multivariate testing.”
Diễn giải một cách đơn giản hơn, CRO là tổng hợp các chiến thuật, mẹo, bài học điển hình giúp chúng ta có thể tăng lượng người thực hiện các hành động ta mong muốn.
Chi tiết hơn, eCommerce CRO – Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi thương mại điện tử, là cách chúng ta sử dụng các chiến thuật để tối ưu cửa hàng trực tuyến của mình để bán được nhiều hàng hơn.
Cách đo lường tỷ lệ chuyển đổi
Ecommerce conversion rate có thể được đo lường thông qua bất kỳ trang web công cụ phân tích nào. Google Analytics là phổ biến nhất và chỉ tập trung vào dữ liệu trên trang web. Tuy nhiên, có nhiều cách khả thi khác để theo dõi nó như Segment, Heap, Triple Whale.. v.v…
Hầu hết các công cụ phân tích đều cung cấp một đoạn mã để bạn thêm vào trang web của mình. Nó sẽ ghi nhận tất cả các sự kiện của khách hàng kể từ khi họ bắt đầu truy cập website đến khi đặt thành công đơn hàng.
Việc chọn công cụ phân tích nào phụ thuộc cả 3 yếu tố đó là ngân sách, kênh chuyển đổi và mức chi tiêu quảng cáo của bạn.
Tại sao eCommerce CRO lại quan trọng?
Trong thời đại chi tiêu nhiều cho quảng cáo thương mại điện tử như hiện nay, CRO và UX là chìa khóa cho sự thành công trong kinh doanh của bạn.
Một số lợi ích mà bạn có thể nhận được khi tối ưu website:
Increase average order value (AOV) – Gia tăng giá trị trung bình trên mỗi đơn hàng
Decrease shopping cart abandonment rate – Giảm tỉ lệ bỏ quên giỏ hàng
Get customers buy more – Khách hàng mua nhiều hơn
Build trust with customers – Xây dựng được lòng tin của thương hiệu với khách hàng
Serve more customers with quick checkout process – Bán được nhiều hơn bằng cách rút ngắn quy trình thanh toán
Decrease return rate – Giảm tỉ lệ đổi trả
Get more love from loyal customers – Đặc biệt có thêm khách hàng trung thành và yêu thích thương hiệu của bạn
Nói cách khác: eCommerce CRO có thể giúp bạn thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể từ số tiền quảng cáo bạn bỏ ra.
Bắt đầu xem các mẹo tối ưu tỉ lệ chuyển đổi nào! 🤜🤛
Phần #1: Tối ưu chuyển đổi trên landing page
1. Sử dụng video thay vì hình ảnh
Không ai đủ kiên nhẫn để có thể đọc hàng loạt chữ và xem hình tĩnh (lại có chữ) thiếu sinh động.
Hãy thử thay đổi các đoạn mô tả kèm hình đầu landing page thành video (auto play) lúc mới vào trang. Bạn sẽ thấy hiệu quả thật sự bất ngờ đấy.
Theo các thống kê về Video Marketing Statistics 2022 được tổng hợp bởi SERPWatch.io:
“Landing pages chứa video có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn 86% so với các landing page khác”
2. Đặt CTA ở vùng user nhìn thấy
Đặt các nút kêu gọi hành động (CTA) ngay vùng mà người dùng có thể nhìn thấy và bấm ngay được, chứ không phải kéo xuống mới thấy.
Tùy kích cỡ màn hình và thiết bị (desktop, tablet, smartphone..) mà vùng người dùng đang nhìn thấy sẽ có độ rộng khác nhau.
Ví dụ của Unbounce về vùng user đang nhìn thấy và không nhìn thấy
Với CTA thì việc thấy được là điểm mấu chốt để có thể click – chuyển đổi được.
3. Bỏ các menu có điều hướng khỏi trang (click-away)
Chắc chắn, phần lớn các landing page hoặc sales page chỉ có một mục tiêu: thu hút khách truy cập chuyển đổi luôn.
Vấn đề lớn nhất có thể tác động tiêu cực đến tỷ lệ chuyển đổi là khi Landing Page có quá nhiều liên kết dẫn khách rời khỏi trang hiện tại. Điều này làm phân tâm và giảm độ tập trung của khách hàng vào mục đích của trang.
Giải pháp là gì!?
Đơn giản thôi, hãy loại bỏ các liên kết, menu điều hướng có chuyển sang trang khác.
Hãy làm mọi thứ gọn gẽ, tập trung vào mục tiêu chuyển đổi trên landing page là chính.
Loại bỏ điều hướng khỏi trang đích này đã dẫn đến việc tăng tỷ lệ chuyển đổi ấn tượng từ 30 đến 40% tại AmeriFirst – Theo Relevance.com
Phần #2: Tối ưu chuyển đổi trên di động cơ bản
4. Luôn tối ưu responsive cho di động
Yếu tố cơ bản nhất của các website hiện nay: phải xem tốt trên di động. Hơn 80% người dùng của các website hiện tại truy cập bằng thiết bị di động (smartphone) vào website mỗi ngày.
Điều này là không phải bàn, tuy nhiên vẫn có cực kì nhiều website khi được triển khai.. chỉ kiểm tra trên desktop rồi.. cho chạy luôn.
Lưu ý:
– Ưu tiên kiểm thử trên di động trước khi ra mắt website hoặc tính năng mới.
– Tốt nhất là đọc báo cáo Google Analytics để có thể kiểm thử kĩ lưỡng hơn các thiết bị được truy cập nhiều (ví dụ: iphone, samsung..)
5. Sử dụng điều hướng “thuận tay” hơn trên thiết bị di động
Trên di động, người dùng có xu hướng cầm một tay và chạm.
Vì vậy các menu phía trên sẽ “không thuận tiện” cho họ lắm khi cần thao tác nhanh. Ảnh hưởng tới trải nghiệm và tỉ lệ chuyển đổi website trên đi động
Mô tả vùng chạm “dễ” cho tay phải và “được” cho tay phải
Ngoài việc tối ưu điều hướng giữa các danh mục quan trọng (menu dưới), thì khi truy cập vào trang sản phẩm bộ nút CTA này nên thay đổi để tối ưu chuyển đổi tốt hơn (thêm vào giỏ, mua ngay, hotline…).
Hãy linh hoạt bộ nút theo mục đích chuyển đổi từng trang, đừng chỉ “cố định” bộ nút cho mọi mục tiêu.
Về phần này, ngoài tự code và tối ưu (chi phí tầm vài trăm triệu / năm), các bạn có thể sử dụng giải pháp sẵn có như CRO Buttons
– Hiện app có sẵn trên tất cả nền tảng ecommerce website phổ biến: Shopify, Haravan, Sapo.
– Chi phí app đóng gói nên tiết kiệm hơn nhiều, chỉ 1-2 triệu / năm.
– Chỉ cần cài đặt vào là sử dụng, app có nhiều tính năng tối ưu và được cập nhật liên tục
Ứng dụng CRO Buttons cung cấp sẵn trải nghiệm bộ nút điều hướng và chuyển đổi tốt trên di động cho website Shopify, Haravan, Sapo
Phần #3: Giảm tỷ lệ thoát trang để tăng tỷ lệ chuyển đổi
6. Cải thiện tốc độ tải trang
Ngày nay, tốc độ tải trang (Page Speed) là yếu tố then chốt giúp website bán hàng cạnh tranh với đối thủ.
Việc cải thiện tốc độ tải trang sẽ ảnh hưởng đến:
Thời gian truy cập của khách hàng
Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng
Chi phí chạy quảng cáo Google Adword
Thứ hạng trên các kết quả tìm kiếm (SEO)
Tốc độ tải trang là gì?
Hiểu theo các khái niệm phổ biến, tốc độ trang là một phép đo để xác định tốc độ tải nội dung trên một trang cụ thể. Số liệu này kết hợp các yếu tố khác nhau tải trên trang web của bạn, chẳng hạn như hình ảnh, video, CSS, HTML, JavaScript và thời gian phản hồi của máy chủ.
Ví dụ kết quả chấm tốc độ tải trang của theme EGA Style (Haravan)
Tại sao tốc độ tải trang lại quan trọng?
Trang web có tốc độ trang nhanh hơn cung cấp trải nghiệm người dùng liền mạch. Ngược lại, các trang web có thời gian tải lâu hơn có xu hướng có tỷ lệ thoát cao và thời gian trung bình ở lại trên trang giảm, và cũng trực tiếp giảm tỉ lệ chuyển đổi trên website thương mại điện tử.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Amazon thì tốc độ tải trang có sự khác biệt chỉ 100ms – một đơn vị thời gian mà con người thậm chí không thể cảm nhận được, đã đủ để giảm 1% doanh số của họ.
Bảng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người mua sắm trực tuyến tại các cửa hàng trực tuyến năm 2009 của Forrester
Một nghiên cứu khác năm 2009 của Forrester – Công ty nghiên cứu thị trường của Mỹ đã tiết lộ rằng 40% người tiêu dùng từ chối đợi hơn 3 giây để hiển thị trang trước khi thoát ra khỏi trang web. Xem tại đây.
👉 Vì vậy để trang web tải xong nhanh hơn hoặc bằng 3s sẽ mang trải nghiệm và chuyển đổi tốt nhất trong hiện tại.
Khi mạng chậm thì người dùng cũng có thể chấp nhận ở mức 3-5s.
Mẹo: bạn có thể dùng các công cụ sau để đo lường và lên kế hoạch tối ưu tốc độ tải trang website mình:
Trong một nghiên cứu năm 2017 của BigCommerce và Square, hình ảnh sản phẩm là điều số 1 mà người mua sắm trực tuyến của Mỹ quan tâm từ các thương hiệu trực tuyến.
Khi mua sắm online khách hàng không thể xác minh thực tế được sản phẩm mà chỉ có thể cảm nhận qua hình ảnh và video. Do đó, hình ảnh và video sản phẩm nên rõ ràng, không bị mờ giúp khách hàng có thể thấy sản phẩm một cách chân thực nhất có thể.
Những lợi ích khi dùng hình ảnh, video đủ chất lượng như:
Thu hút sự chú ý của người mua.
Tăng tỷ lệ click chuột vào sản phẩm.
Thúc đẩy doanh số bán hàng đồng thời giảm tình trạng bỏ qua giỏ hàng.
Giảm tình trạng đổi trả hàng.
Trải nghiệm mua sắm tốt hơn.
Tăng sự tin tưởng và giữ chân được khách hàng.
Tuy nhiên với hình ảnh, video chất lượng cao có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ tải trang của bạn. Do đó bạn cần phải cân bằng giữa chất lượng hình ảnh, video và tốc độ tải trang web.
Mẹo: bạn có thể dùng một vài công cụ sau để chỉnh sửa hình ảnh trực tuyến:
Khách truy cập thường chỉ đọc lướt nội dung trang web nên bạn cần phải làm cho họ dễ dàng tiếp thu những gì họ đọc vì vậy việc lựa chọn cỡ phông cho bài viết cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
Nó sẽ trở nên tệ khi vào phải một trang web có nội dung khó đọc, họ không thể nào đọc và hiểu được những gì bạn muốn họ làm trên trang web của bạn, điều này làm giảm tỷ lệ chuyển đổi.
Trong một báo cáo của các nhà nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon và Đại học Tây Ban Nha Pompeu Fabra đã phát hiện ra rằng kích thước font chữ 18px là tốt nhất để đọc và hiểu nội dung của trang.
Lưu ý: Đặc biệt mobile thì 18px được khuyến cáo dễ đọc (18px trên desktop thì sẽ trông hơi to, anh em code web có thể thử)
Nghiên cứu về ‘Những lý do để từ bỏ thanh toán’ vào năm 2022 của Viện Baymard
Cũng như câu chuyện thành công củaShopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu với hơn 160 triệu người dùng nhờ áp dụng các chính sách giao hàng miễn phí. Cho thấy việc giao hàng miễn phí là xu hướng tất yếu, đây cũng là cách đơn giản để có thể giữ chân khách hàng khi họ đã đến với website của bạn.
Vậy thì làm thế nào để có thể áp dụng chính sách miễn phí Ship mà vẫn không ảnh hưởng đến lợi nhuận ngược lại còn giúp tăng sản lượng hàng bán ra?
Chỉ với một thử nghiệm hiển thị thông báo “ Miễn phí vận chuyển cho các đơn đặt hàng trên 75 đô la” trên trang website của NuFace (một nhà sản xuất thiết bị chống lão hóa). Thì kết quả thật đáng kinh ngạc: Không chỉ giá trị đơn hàng trung bình tăng 7,32%, mà số lượng đơn hàng còn tăng gần gấp đôi, tăng 90%.
Thử nghiệm hiển thị thông báo “ Miễn phí vận chuyển cho các đơn đặt hàng trên 75 đô la” trên trang website của NuFace (một nhà sản xuất thiết bị chống lão hóa)
Việc tạo ra kịch bản để đạt Freeship sẽ kích thích khách hàng mua thêm để có thể đạt được giá trị nhận khuyến mãi Freeship với tâm lý phấn khích khi mua hàng, điều này giúp cho người bán đạt được lợi nhuận mong muốn và có thêm những khách hàng thân thiết.
Ví dụ về 1 kịch bản upsell được tạo từ app CRO Buttons của EGANY
Mẹo: Bạn có thể sử dụng giải pháp sẵn có như CRO Buttons với các công cụ:
Tạo kịch bản free shipping limit như mô tả ở trên
Kích thích khách mua thêm
Và nhiều hơn thế nữa…
– Hiện app có sẵn trên tất cả nền tảng ecommerce website phổ biến: Shopify, Haravan, Sapo.
– Chi phí app đóng gói nên tiết kiệm rất nhiều.
– Chỉ cần cài đặt vào là sử dụng, app có nhiều tính năng tối ưu và được cập nhật liên tục
Phần #5: Tối ưu giỏ hàng và thời gian trên trang thanh toán
10.Luôn hiển thị nội dung giỏ hàng:
Cũng trong nghiên cứu về ‘Những lý do để từ bỏ thanh toán’ vào năm 2022 của Viện Baymard thì có 16% là do “không thể xem hoặc tính tổng chi phí đặt hàng trả trước” làm họ bỏ qua bước thanh toán gây thiệt hại cho chủ website.
Để cải thiện thì nội dung giỏ hàng không thể thiếu ở từng công đoạn:
– Hiển thị cập nhật khi khách hàng thêm mới vào giỏ.
– Cập nhật thông tin mới nhất, tổng tiền khi có thay đổi số lượng ở giỏ hàng.
– Hiển thị đầy đủ để khách hàng có thể xác minh chắc chắn trước khi thanh toán.
Một trong những giao diện có hiển thị nội dung giỏ hàng của EGANY
Hầu như khách hàng mua sắm online sẽ giữ những món hàng trong giỏ hàng và chưa có quyết định mua hàng mặc dù họ quan tâm đến sản phẩm đó. Vì vậy cần đảm bảo biểu tượng giỏ hàng nổi bật nhất có thể trên mọi trang để cung cấp lối tắt cho khách hàng khi họ cần kiểm tra kỹ các mặt hàng đã chọn. Nếu họ không thể tìm thấy giỏ hàng, họ sẽ giảm mức độ sẵn sàng thanh toán lần cuối, điều này có thể dẫn đến việc hủy đơn đặt hàng và mất chuyển đổi.
Hầu hết các giao diện của nhà EGANY đều hỗ trợ hiển thị nội dung giỏ hàng ở từng công đoạn
Bạn có thể tham khảo thêm tại egany.com/themes có rất nhiều giao diện phù hợp với mỗi ngành hàng khác nhau.
11.Cung cấp mã Coupon giới hạn thời gian:
Trong tất cả các lý do khiến khách hàng mua thứ gì đó, tiết kiệm tiền nằm ở vị trí đầu danh sách.
Vào năm 2020, một báo cáo của Statista với 1200 người tham gia cho thấy 92% người mua sắm tìm kiếm phiếu giảm giá và ưu đãi (Coupon) trước khi mua hàng trực tuyến.
Tuy nhiên cần phải giới hạn thời gian của Coupon mục đích là để khiến khách hàng cảm giác được sự cấp bách và phải hành động sớm hơn .
Mã giảm giá được giới hạn thời gian tại giao diện EGA CAKE của nhà EGANY với cấu hình đơn giản, dễ setup
Việc tạo ưu đãi có thời hạn khuyến khích mọi người mua hàng một cách nhanh chóng hơn. Người mua hàng trải qua nỗi sợ hãi bị bỏ lỡ (FOMO) khi họ biết mã giảm giá sắp hết hạn. Họ muốn tham gia vào hành động trước khi ưu đãi kết thúc.
12. Thanh toán 1 trang thay vì nhiều trang:
Một nghiên cứu của Baymard vào năm 2022 chỉ ra rằng 17% người mua hàng ở Mỹ đã từ bỏ đơn đặt hàng vì họ nhận thấy quy trình thanh toán quá phức tạp.
Ngoài việc buộc khách hàng phải điền các thông tin cần thiết, người bán chỉ nên đơn giản hóa mọi thứ.
Thanh toán trên một trang
Trên thực tế, việc thanh toán một trang có thể tạo ra sự khác biệt lên tới 21,8%:
Hiển thị tất cả thông tin thanh toán trên một trang giúp giảm các lần nhấp chuột thường mất nhiều thời gian để tiến hành.
Kiểm tra trên một trang cũng cho phép khách hàng xem lại tất cả đơn đặt hàng và thông tin của họ cùng một lúc, giúp họ đỡ phải kiểm tra lại nhiều lần.
Biểu mẫu thanh toán một bước sẽ nâng cao tốc độ tải trang, giúp giảm số lượng bỏ qua giỏ hàng so với quy trình nhiều trang thanh toán.
Với mô hình một bước thanh toán Pymnts.com đã công bố phát hiện của họ về vấn đề này vào tháng 2 năm 2020 và họ cho thấy rằng các trang web có tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất cung cấp trải nghiệm thanh toán dễ dàng hơn.
Vì vậy, hãy thử nó cho trang web của bạn nhé!
Gợi ý : Bạn có thể chọn lựa phương thức thanh toán nhiều trang hoặc trên một trang cùng với thiết lập các trường thông tin khách hàng nào bắt buộc hoặc không bắt buộc một cách đơn giản khi dùng các giao diện của nhà EGANY.
Phần #6: Tối ưu CTA (desktop) và thông tin lựa chọn kích cỡ
13.Tối ưu nút Call to action (CTA)
Nút “Call to action”(kêu gọi hành động) là lời nhắc trên trang web yêu cầu người dùng thực hiện một số hành động cụ thể. Nút CTA thường được viết dưới dạng mệnh lệnh hoặc cụm từ hành động, chẳng hạn như ‘Đăng ký’ hoặc ‘Mua ngay’ và thường có dạng nút hoặc liên kết.
Tại sao Đặt CTA trên Trang web của bạn lại quan trọng?
Chuyển đổi khách truy cập trang web thành khách hàng tiềm năng.
Hướng dẫn người dùng phải làm gì tiếp theo.
Thúc đẩy người dùng của bạn thực hiện hành động mong muốn của bạn.
Giữ cho trang web của bạn được tối ưu hóa.
Một số dữ liệu thống kê thú vị về CTA:
Hơn 90% khách truy cập đọc tiêu đề của bạn cũng đọc nội dung CTA của bạn. (Unbounce)
Email có một lời kêu gọi hành động đã tăng số lần nhấp 371% và doanh số bán hàng 1617%. (WordStream)
Thêm CTA vào trang Facebook của bạn có thể tăng tỷ lệ nhấp chuột lên 285%. (AdRoll)
Bằng cách buộc khách truy cập xem video thông tin về dịch vụ của họ trước khi đưa ra CTA, Kimberly Snyder đã tăng chuyển đổi lên 144%. (QuickSprout)
Đối với KISSmetrics, CTA trong video nhận được nhiều nhấp chuột hơn 380% so với CTA thanh bên bình thường của họ. (QuickSprout).
Để nhận được nhiều nhấp chuột hơn, các nút CTA của bạn cần thu hút sự chú ý. Và một trong những cách tốt nhất để làm điều đó là thông qua việc sử dụng màu sắc nổi bật.
Trước khi tối ưu, CTA quan trọng không khác biệt
Vì vậy, hãy xem xét cẩn thận trang web của bạn và phân tích màu sắc của nó để chọn một màu khác quyến rũ. Nhưng hãy đảm bảo rằng màu bạn chọn tương tự với các màu mà các sàn TMĐT hay dùng để tránh việc “không quen mắt” cũng làm khách dễ bỏ qua.
Chất lượng nút CTA không chỉ phụ thuộc vào những thay đổi về màu sắc của nút. Nơi bạn đặt CTA cũng quan trọng không kém. Hiển thị nhiều hơn một trong các khu vực và thiết kế khác nhau làm tăng chuyển đổi của bạn. Bạn cần biết những phần nào trên trang web của bạn hoạt động tốt nhất.
Sau khi tối ưu, CTA quan trọng được nổi bật
14. Neo cố định thanh mua hàng
Việc cuộn ngược trở lại đầu trang chỉ để thêm sản phẩm vào giỏ hàng gây tốn thời gian và có thể làm những khách hàng khó tính trở nên khó chịu. Tính năng nghe có vẻ thú vị này cung cấp một giải pháp đơn giản cho các thương hiệu thương mại điện tử để có nhiều doanh số bán hàng hơn.
Tại sao nên sử dụng tính năng “Neo cố định thanh mua hàng”?
Dưới đây là một vài lý do tại sao bạn nên dùng thử tính năng này để nâng cao trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh tổng thể:
Giỏ hàng luôn hiển thị giúp khách hàng dễ dàng thanh toán.
Tăng số lượng đơn đặt hàng từ các trang sản phẩm của bạn.
Không bao giờ để khách hàng của bạn bỏ lỡ bước thanh toán.
Cho phép khách hàng mua trực tiếp từ các sản phẩm được liệt kê trên trang sản phẩm.
Cải thiện trải nghiệm tổng thể của khách hàng
GROWTH ROCK đã chạy thử nghiệm cho thấy sự thay đổi với nút thêm vào giỏ hàng cố định ở bên phải của trang khi người dùng cuộn thì có các đơn đặt hàng đã hoàn thành nhiều hơn 7,9%.
Gợi ý:
Hiện tại tính năng Neo thanh mua hàng và Hướng dẫn chọn size trong ứng dụng CRO Buttons (trên Shopify, Haravan, Sapo) đã cung cấp sẵn, chỉ việc cài đặt vào là tự động dùng được.
Thanh cố định nút mua hàng (desktop) có theme EGANY và ứng dụng CRO Buttons
15. Thêm hướng dẫn chọn size
Lý do chính khiến khách hàng ngại mua sắm tại cửa hàng hay mua hàng trực tuyến là vấn đề kích cỡ. Nhiều mặt hàng đòi hỏi phải vừa vặn kiểu này hay kiểu khác – quần áo, giày dép, cần câu, đồ nội thất… tất cả đều cần vừa vặn với người mua.
Nhiều cửa hàng đã bán nhầm sản phẩm của họ (đặc biệt là quần áo) với kích thước không được chuẩn hóa dựa trên số lượng tương đối hoặc số đo thể chất. Các hướng dẫn chọn size không hiệu quả có thể khiến khách hàng thất vọng khi đưa ra quyết định chuyển đổi vì họ không chắc liệu các mặt hàng mong muốn có phù hợp với mình hay không.
Hướng dẫn chọn size trực tuyến được tích hợp sẵn tại theme EGA Style
Khi chạy thử nghiệm cho một website về quần áo, thật ngạc nhiên trang web có sử dụng liên kết “Hướng dẫn chọn size” đã tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 21%, giá trị đặt hàng trung bình (AOV) tăng 22%. Kết quả là doanh thu mỗi phiên tăng lên con số khổng lồ 46%. Xem tại đây
Dưới đây là ba lý do tại sao các chủ website nên sử dụng Hướng dẫn chọn size trực tuyến:
Hướng dẫn chọn size trực tuyến được thiết kế tốt sẽ tăng trải nghiệm người dùng (UX) trên trang web của bạn và những khách hàng hài lòng sẽ trở thành khách hàng thường xuyên
Hướng dẫn chọn size chính xác giúp đảm bảo người mua có được sản phẩm phù hợp mong muốn, do đó giảm khả năng sản phẩm bị trả lại
Hướng dẫn chọn size trực tuyến giúp bạn có được doanh số bán hàng mà bạn có thể bị mất.
Đặc biệt, khách hàng hiểu và chọn đúng size sẽ giúp website bạn giảm Tỉ Lệ Hoàn Đơn đáng kể
Phần #7: Sẵn sàng hỗ trợ và không ràng buộc khi đặt hàng
16. Tận dụng Chatbot:
Chatbot là một chương trình AI (Trí tuệ nhân tạo) có thể tương tác với con người bằng văn bản hoặc văn bản chuyển thành giọng nói.
Khi đưa ra quyết định mua hàng, khách hàng luôn cần hỗ trợ 24/7 và trong những tình huống đó, chatbot có thể hoạt động như một nhân viên bán hàng hỗ trợ theo thời gian thực với phản hồi tự động để giải quyết thắc mắc của khách hàng và cung cấp cho họ những hướng dẫn hữu ích.
Cuộc khảo sát với hơn 1.000 người tham gia trả lời cho câu hỏi: Bạn cảm thấy thất vọng với kênh giao tiếp trực tuyến nào trong 12 tháng qua? Thì Chatbot chỉ chiếm 15%.
Trong báo cáo có chỉ ra những thất vọng phổ biến nhất bởi người tiêu dùng bình chọn bao gồm:
Các trang web khó điều hướng (34%)
Không thể có câu trả lời cho những câu hỏi đơn giản (31%)
Thông tin chi tiết cơ bản về doanh nghiệp (như địa chỉ, giờ hoạt động và số điện thoại ) rất khó tìm (28%).
Và các cách sử dụng được dự đoán phổ biến nhất cho chatbot mà người tiêu dùng đã chọn bao gồm:
Nhận được câu trả lời nhanh cho các câu hỏi trong trường hợp khẩn cấp (37%)
Giải quyết khiếu nại hoặc vấn đề (35%)
Nhận câu trả lời hoặc giải thích chi tiết (35%)
Mẹo: Chatbot nên bắt đầu với kịch bản đơn giản, có thể cung cấp cho khách hàng những hướng dẫn chi tiết, đồng thời có thể tặng khách hàng mã khuyến mãi để thu được khách hàng tiềm năng và remarketing trúng đích giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo.
17. Sử dụng Livechat:
Đôi khi khách hàng muốn nói chuyện với một người trực tiếp. Có thể họ không tìm thấy những gì họ cần trong tài liệu hướng dẫn của bạn hoặc họ không thích click theo kịch bản mà bạn đặt ra mà muốn thảo luận về một vấn đề trong thời gian thực. Livechat thực sự có thể đưa trải nghiệm khách hàng của bạn lên một tầm cao mới.
Các số liệu thống kê đến từ Tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng của eDigital đã khảo sát 2.000 người tiêu dùng về trải nghiệm của họ trên các kênh dịch vụ khách hàng khác nhau cho thấy : Livechat có xu hướng mang lại mức độ hài lòng của khách hàng cao nhất so với bất kỳ kênh hỗ trợ nào với tỷ lệ 73% – so với 61% đối với email và 44% đối với điện thoại.
Bảng báo cáo các lý do mà người dùng chọn Livechat
Mọi người đánh giá cao Livechat vì một số lý do và thời gian là yếu tố chính. Trong số những người thích Livechat, 79% cho biết họ lý do là vì họ nhận được câu trả lời nhanh chóng cho câu hỏi của mình và 46% đồng ý rằng đó là phương thức giao tiếp hiệu quả nhất.
Cuộc khảo sát eDigital cho thấy khách hàng đánh giá cao tốc độ phản hồi của tính năng này và nó đã được chứng minh là hữu ích trong vai trò thúc đẩy doanh số bán hàng, có thể thấy việc sử dụng tính năng Livechat đang trở nên phổ biến hơn vì vậy đừng bỏ quên Livechat để gia tăng trải nghiệm mua hàng tối đa nhé!
18. Cho phép thanh toán không cần đăng nhập:
Cho phép khách hàng của bạn thanh toán với tư cách khách mà không cần tạo tài khoản hoặc đăng nhập vào tài khoản của họ. Nói cách khác, họ bỏ qua mọi thứ liên quan đến tài khoản và trang web của bạn không lưu thông tin cá nhân của họ, điều này giúp giảm quá trình mua hàng rườm rà và nhanh chóng thực hiện các bước chuyển đổi.
Thanh toán không cần đăng nhập
Trong một cuộc khảo sát năm 2022 do Viện Baymard thực hiện về lý do từ bỏ khi thanh toán, 24% người trả lời đã chọn “Trang web muốn tôi tạo tài khoản” làm lý do từ bỏ.
Tại sao cho phép thanh toán không cần đăng nhập lại quan trọng đối với một số cửa hàng?
Mua hàng lần đầu nhanh hơn
Một trong những lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng: mất ít thời gian hơn. Vì họ không bắt buộc phải tạo tài khoản nên việc bỏ qua này giúp giảm bớt khó khăn trong quá trình mua hàng và giúp người dùng chuyển đổi nhanh hơn.
Giảm giỏ hàng bị bỏ rơi
Theo BigC Commerce, việc buộc khách hàng tạo tài khoản cửa hàng dẫn đến việc từ bỏ giỏ hàng tăng lên. Do đó, việc cho phép khách hàng bỏ qua tài khoản và thanh toán nhanh hơn sẽ giúp họ dễ dàng mua hàng.
Mức cam kết thấp hơn
Nhiều người mua sắm trực tuyến vẫn do dự khi cung cấp thông tin thẻ tín dụng của họ. Do đó, những người dùng này có thể có nhiều khả năng chuyển đổi hơn nếu họ không bắt buộc phải tạo tài khoản trước khi mua hàng.
Nhìn chung, tính năng thanh toán không cần đăng nhập làm cho quy trình trở nên đơn giản đối với người tiêu dùng và giúp họ nhận được thứ mình muốn mua nhanh hơn.
Gợi ý : Hiện tại EGANY đã và đang áp dụng tính năng này ở các theme, chỉ với vài bước cài đặt đơn giản bạn đã có thể sử dụng tính năng “Thanh toán không cần đăng nhập” cho website của mình.
Phần #8: Cải thiện Trang sản phẩm
19. Thêm bộ lọc vào trang danh mục
Bộ lọc danh mục là gì?
Bộ lọc danh mục là một công cụ điều hướng cho phép người mua hàng thu hẹp các sản phẩm họ thấy trên các trang danh mục dựa trên các tiêu chí cụ thể. Các bộ lọc này thường bao gồm các thuộc tính như kích thước, màu sắc và thương hiệu nhưng cũng có thể được tùy chỉnh cho các loại sản phẩm bạn bán.
Bộ lọc danh mục giúp khách hàng tìm thấy thứ họ muốn nhanh hơn.
Chúng giúp người mua sắm thu hẹp các lựa chọn theo các tiêu chí cụ thể để loại bỏ sản phẩm không liên quan và giảm bớt sự phân tâm trên đường dẫn đến mua hàng.
Bộ lọc cũng giúp giảm bớt sự mệt mỏi khi ra quyết định, giúp tăng doanh số bán hàng.
Một nghiên cứu của Đại học Columbia cho thấy khi khách hàng cảm thấy mệt mỏi khi phải quyết định, họ sẽ mua ít hơn. Các nhà nghiên cứu đã thiết lập hai màn hình tại một cửa hàng tạp hóa: một màn hình hiển thị 24 lọ mứt và màn hình khác chỉ hiển thị sáu lọ. Mặc dù nhiều người dừng lại để nhìn vào màn hình lớn hơn, nhưng nó chỉ dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi mua hàng là 3%. Màn hình nhỏ hơn dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi là 30%
Để trang bị cho website chức năng lọc tối ưu, doanh nghiệp cần thực hiện bước đầu tiên là tiến hành nghiên cứu thị trường để tìm ra các truy vấn khác nhau của khách hàng về sản phẩm, sau đó phân tích dữ liệu thu thập được để tạo bộ lọc phù hợp trên trang danh mục cho họ.
20. Cho phép lọc khoảng giá dễ dàng
Giá cả là một trong những yếu tố được quan tâm nhất khiến khách truy cập ngần ngại khi ra quyết định mua hàng. Khi truy cập một website có nhiều mặt hàng với nhiều giá thành khác nhau, khách truy cập có xu hướng bối rối trong việc tìm kiếm các sản phẩm có mức giá hợp lý, phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của họ.
Việc tạo ra các thanh trượt giá cho phép khách hàng đặt phạm vi mong muốn của họ bằng cách trượt thanh giá thay vì nhập phạm vi giá theo cách thủ công, đây là một giải pháp lý tưởng để tiết kiệm thời gian đồng thời làm họ có cảm giác “tự chủ” hơn trong việc tìm kiếm mức giá phù hợp. Tiện ích này cung cấp lối tắt để khách hàng lọc sản phẩm nhanh hơn.
21. Đầu tư vào Mô tả sản phẩm
Mô tả sản phẩm là gì?
Mô tả sản phẩm là giải thích sản phẩm là gì và tại sao nó đáng để mua. Mục đích của mô tả sản phẩm là cung cấp cho khách hàng thông tin quan trọng về các tính năng và lợi ích chính của sản phẩm để họ buộc phải mua.
Theo dữ liệu được chia sẻ bởi OneSpace, có tới 98% người tiêu dùng không thể mua hàng do thiếu thông tin sản phẩm.
Mô tả sản phẩm tốt sẽ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) giúp cho website của bạn được Google xếp hạng cao hơn. Đây là cách dễ dàng nhất để thu hút khách hàng mới vào trang của bạn và là bước đầu tiên để thuyết phục một người mua sản phẩm của bạn.
Ngoài ra, nội dung mô tả sản phẩm chất lượng cao cũng đóng một vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng trực tuyến ngày nay.
Theo báo cáo “Cracking the Consumer Code” năm 2017 của Salsify, 87% người mua hàng đánh giá nội dung sản phẩm cực kỳ hoặc rất quan trọng khi quyết định mua và 50% đã trả lại một mặt hàng họ mua trực tuyến vì nó không khớp với mô tả sản phẩm.
Để thành công trong việc viết mô tả sản phẩm, bạn cần trả lời các câu hỏi của khách hàng về sản phẩm của bạn:
Sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề gì?
Khách hàng được gì từ sản phẩm của bạn?
Điều gì làm cho nó tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh?
Một mô tả sản phẩm nên trả lời những câu hỏi này một cách thú vị và hấp dẫn.
Hãy viết với sự nhiệt tình, vì niềm đam mê đối với sản phẩm của bạn rất dễ lây lan!
Khi chuẩn bị viết mô tả sản phẩm, để có thể thuyết phục khách hàng, bạn cần nhớ:
Chia sẻ kiến thức về sản phẩm của bạn.
Kể chuyện và giải thích ngay cả những chi tiết nhỏ nhất.
Tạo mô tả hấp dẫn để làm hài lòng khách truy cập web của bạn.
Phần #9: Làm cho trang web của bạn đáng tin cậy hơn
22. Sử dụng huy hiệu, chứng nhận uy tín
Đạt được sự tin tưởng của người tiêu dùng là vô cùng quan trọng trong thế giới thương mại điện tử. Tại sao? Bởi vì 81% người mua sắm trực tuyến cảm thấy lo lắng khi mua sắm trên một trang thương mại điện tử mà họ không biết. Sự thiếu tin tưởng này có thể dẫn đến việc từ bỏ giỏ hàng và ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi của bạn.
Vào năm 2015, Statista phát hiện ra rằng 15% doanh số bị mất là do lo ngại về bảo mật.
Đến năm 2017, Viện Baymard phát hiện ra rằng tỷ lệ doanh số bán hàng bị mất đã tăng lên 19% vì lý do tương tự. Sự gia tăng này cho thấy tầm quan trọng của bảo mật trực tuyến đối với hầu hết người tiêu dùng trong những năm qua.
Huy hiệu tin cậy là một trong những cách tốt nhất để xây dựng lòng tin với khách hàng trên website của bạn.
Huy hiệu tin cậy là gì?
Huy hiệu tin cậy là một biểu tượng hoặc một hình ảnh nhỏ được đặt trên trang web nhằm mục đích tạo dựng lòng tin và thuyết phục khách hàng rằng dữ liệu cá nhân của họ sẽ được xử lý an toàn.
Huy hiệu “Đã thông báo với bộ Công Thương” được sử dụng tại sieuthieco.com
Tại sao cần phải dùng Huy hiệu tin cậy cho website?
Huy hiệu tin cậy đóng vai trò quan trọng trong việc xác thực danh tính và tăng cường niềm tin cho khách hàng mới. Khi khách hàng chưa quen biết bạn, huy hiệu tin cậy giúp họ cảm thấy an tâm hơn khi ở lại trang web của bạn. Điều này cũng làm cho họ có thể ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Với huy hiệu tin cậy, khách hàng được đảm bảo rằng thông tin của họ được bảo vệ, giúp họ cảm thấy an toàn và yên tâm hơn.
Các loại huy hiệu tin cậy tốt nhất
Có năm loại huy hiệu trang web chính mà bạn có thể triển khai trên trang web của mình.
Huy hiệu Thanh toán được đảm bảo an toàn & bảo mật
Huy hiệu Miễn phí vận chuyển và trả hàng miễn phí
Huy hiệu thanh toán được chấp nhận
Huy hiệu xác nhận của bên thứ ba
Huy hiệu đảm bảo hoàn lại tiền
Mỗi cái đều có ý nghĩa và công dụng riêng. Bạn có thể quyết định sử dụng huy hiệu tin cậy nào trên trang web của mình, dựa trên hiệu quả mong muốn mà bạn muốn đạt được.
Trong khảo sát của Econsultancy/Toluna cho thấy 48% số người được hỏi nói rằng huy hiệu tin cậy trấn an họ rằng trang web an toàn và đáng tin cậy.
Kết quả khảo sát của Econsultancy/Toluna
Trong cuộc khảo sát do Helplama đã thực hiện cũng cho thấy:
76% người tiêu dùng nói rằng huy hiệu tin cậy ảnh hưởng đến cảm giác tin tưởng của họ đối với một trang web cụ thể.
55% người tiêu dùng báo cáo rằng họ đã từ bỏ mua hàng trực tuyến do thiếu huy hiệu tin cậy.
58% người tiêu dùng cho biết họ đã bỏ mua hàng trực tuyến vì họ không thể nhận ra các biểu tượng đáng tin cậy.
78% người tiêu dùng nói rằng họ chú ý đến các logo tin cậy trong thanh địa chỉ URL khi mua sắm trực tuyến.
Huy hiệu tin cậy là một công cụ đáng để sử dụng trong website của bạn, nó có thể giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của bạn và tăng doanh thu. Nhưng quan trọng hơn nữa, huy hiệu tin cậy giúp thiết lập cửa hàng của bạn như một nơi đáng tin cậy để mua sắm và đó là điều vô giá.
23. Chia sẻ đánh giá khách hàng
Bạn có biết rằng 92% khách hàng đọc đánh giá trước khi mua hàng không? Ngay cả khi khách hàng tiềm năng không biết người đánh giá. Điều này chứng minh rằng khách hàng tiềm năng có xu hướng xây dựng niềm tin dựa trên các tình huống trải nghiệm mua sắm thực tế trước đó với ý kiến khách quan.
50 thống kê bạn cần biết về “Đánh giá của khách hàng online” nguồn từ Vendasta
Những đánh giá mà khách hàng cung cấp thường cho biết mức độ chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã sử dụng và mức độ hữu ích của nó đối với đời sống của họ.
Mục đích của việc chia sẻ các đánh giá khách hàng đó là thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn và chuyển đổi khách truy cập thành người mua. Do đó, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, bạn nên tận dụng các đánh giá tích cực để giúp thu hút khách hàng tiềm năng.
Trong một nghiên cứu của WikiJob, chỉ cần thêm ba dòng đánh giá khách hàng vào trang đích đã tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 34%. Trong một nghiên cứu khác của powerreviews.com , việc thêm đánh giá khách hàng vào các trang bán hàng cho các mặt hàng có giá tương đối thấp đã tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 190%, trong khi tỷ lệ chuyển đổi cho các mặt hàng đắt tiền hơn tăng 380%.
Vì vậy, sẽ rất hữu ích nếu bạn nhận được càng nhiều đánh giá của khách hàng càng tốt cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Việc chia sẻ các bài đánh giá có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ chuyển đổi. Do đó, việc đầu tư vào các công cụ đánh giá sản phẩm sẽ bổ sung nhiều giá trị tiềm năng cho cửa hàng.
24. Thiết lập Sale Pop-Up
Khi mọi người truy cập một trang web lần đầu tiên, họ thường ở chế độ phân tích xem họ có nên đưa ra quyết định cơ bản như mua, đăng ký, thuê, v.v… hay không. Khi họ ở chế độ này, họ cần được ‘thúc đẩy’ hoặc ‘khuyến khích’ để đưa ra quyết định.
Theo số liệu thống kê từ optinmonster.com thấy được: Mỗi ngày, 98% khách truy cập của bạn sẽ không mua trong lần truy cập đầu tiên và 70% người đặt thứ gì đó vào giỏ hàng của họ trước khi rời đi mà không mua gì..
Sale Pop-Up chính là công cụ được thiết kế hiển thị như một cửa sổ nhỏ bật lên xuất hiện trên màn hình hoặc thiết bị di động của bạn dưới dạng thông báo (như SMS hoặc thông báo trên trình nhắn tin) nhằm tạo sự bận rộn và đáng tin cho website.
Sale Pop-up thông báo mua hàng được cài đặt tại theme EGA Cake
Thông báo bán hàng gần đây hoặc thông báo bán hàng trực tiếp sẽ cho khách truy cập của bạn thấy rằng những người khác giống như họ không chỉ truy cập trang web của bạn mà còn mua sản phẩm của bạn và đăng ký danh sách email của bạn. Điều này khiến họ đưa ra quyết định nhanh chóng hơn.
Theo nghiên cứu của Nielsen, 92% người tiêu dùng trên toàn thế giới nói rằng họ tin tưởng vào lời giới thiệu từ bạn bè và gia đình hơn tất cả các hình thức quảng cáo khác.
Lợi ích của việc sử dụng Sale Pop-Up:
Xây dựng lòng tin- Việc thêm Sale Pop-Up cho phép bạn hiển thị hoạt động của trang web trên bất kỳ trang nào trên trang web của mình mà không cần đợi người mua hàng tìm thấy các bài đánh giá sản phẩm.
Giúp khách truy cập đưa ra quyết định- Việc xem Sale Pop-Up có thể giúp khách truy cập đưa ra quyết định vì việc thấy nhiều hoạt động cho một sản phẩm mà họ quan tâm có thể đủ để kích thích người mua hàng mua trước khi họ bỏ lỡ!
Tạo chiến dịch được nhắm mục tiêu- Bạn có thể sử dụng Sale Pop-Up để nhắm mục tiêu khách truy cập cụ thể hoặc hành động cụ thể mà bạn muốn khách truy cập thực hiện trên trang web của mình.
Sale Pop-Up có thể tăng chuyển đổi- Bởi vì bạn có thể hướng sự chú ý của khách truy cập và hướng họ đến những sản phẩm mà bạn muốn họ mua hoặc những hành động mà bạn muốn họ thực hiện.
Phần #10: Huy hiệu tin cậy: Cách tạo niềm tin và thúc đẩy chuyển đổi thương mại điện tử.
25. Sử dụng Huy hiệu, chứng nhận uy tín ở dưới nút mua hàng/ Thêm vào giỏ/ Thanh toán.
Như đã giới thiệu ở Phần 9 thì Huy hiệu tin cậy có thể là chìa khóa để tăng chuyển đổi Thương mại điện tử của bạn. Nhưng thêm ở đâu và làm thế nào bạn có thể sử dụng chúng để tạo lợi thế cho mình?
Huy hiệu tin cậy có thể được sử dụng trên toàn bộ trang web của bạn nhưng sẽ có tác động lớn nhất khi người dùng ban đầu vẫn còn nghi ngờ về việc mua hàng của bạn hoặc được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Niềm tin có xu hướng được kiểm tra nhiều nhất khi khách hàng chuẩn bị mua hàng. Vì vậy, những khu vực như nút mua hàng, thêm vào giỏ và thanh toán là rất quan trọng.
3 loại Huy hiệu, Chứng nhận uy tín quan trọng cần có ở dưới nút mua hàng/ Thêm vào giỏ/ Thanh toán:
1. Huy hiệu Thanh toán được đảm bảo an toàn & bảo mật
Đây là một trong những loại huy hiệu đáng tin cậy nhất mà bạn có thể nhận được cho website của mình. Huy hiệu này được cung cấp khi đăng ký với một công ty cung cấp chứng chỉ SSL. Lớp cổng bảo mật (SSL) bảo vệ kết nối internet và thông tin được chia sẻ qua kết nối đó.
Huy hiệu này cho biết rằng quy trình thanh toán của bạn đáng tin cậy: thông tin được mã hóa và thông tin thẻ tín dụng của khách hàng của bạn an toàn và bảo mật.
Có nhiều tùy chọn huy hiệu thanh toán an toàn, nhưng huy hiệu được công nhận và đáng tin cậy nhất sẽ nhanh chóng cho khách hàng của bạn biết rằng trang web của bạn đáng tin cậy.
Khảo sát của Viện Baymard: “Huy hiệu nào mang lại cho bạn cảm giác tin tưởng nhất khi thanh toán trực tuyến?”
Bảo mật dữ liệu sẽ luôn là một trong những mối quan tâm lớn nhất đối với người mua sắm trực tuyến, đặc biệt là khi có liên quan đến chi tiết thẻ tín dụng. Thêm huy hiệu tin cậy có thể giúp xây dựng lòng tin của khách hàng.
Huy hiệu thanh toán an toàn có hiệu quả nhất khi được hiển thị gần các nút “Thêm vào giỏ hàng” và trên trang thanh toán của bạn.
2. Huy hiệu giao hàng và trả hàng miễn phí
Tạo cảm giác tin cậy và an toàn cho khách hàng của bạn bằng huy hiệu “Giao hàng miễn phí” và “Trả hàng miễn phí”. Đây là cách cho khách hàng của bạn biết rằng họ có thể nhận và trả lại bất kỳ sản phẩm nào đã đặt hàng mà không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào, bạn sẽ loại bỏ được một số rủi ro có thể nhận thấy khi đặt hàng từ một cửa hàng trực tuyến.
Huy hiệu miễn phí vận chuyển và trả hàng miễn phí
Các huy hiệu giao hàng và trả hàng miễn phí đều miễn phí 100% và bạn có thể tải xuống các mẫu trực tuyến để sử dụng cho trang web của mình.
Huy hiệu này có thể được sử dụng hiệu quả ở nhiều nơi trên trang web của bạn, đặt biệt là ở dưới nút mua hàng/ Thêm vào giỏ/ Thanh toán.
Đạt được sự tin tưởng của khách hàng là vô cùng quan trọng. Bằng cách cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí và trả lại hàng miễn phí, bạn đang cho khách hàng biết rằng bạn không chỉ tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của mình mà còn coi trọng hạnh phúc và sự hài lòng của họ hơn tất cả.
Các huy hiệu và phiếu mua hàng miễn phí vận chuyển đã được chứng minh là giúp tăng doanh số bán hàng lên tới 90% – Red Door đã tăng 90%, 2BigFeet đã tăng 50% và Comscore đã tăng 16% sau khi họ thêm con dấu tin cậy vận chuyển miễn phí vào trang web của họ.
3. Huy hiệu đảm bảo hoàn lại tiền
Đây có thể là huy hiệu tin cậy hiệu quả nhất trong tất cả, huy hiệu bảo đảm hoàn lại tiền gần như loại bỏ hoàn toàn nỗi sợ hãi và rủi ro nhận thấy khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến. Mặc dù điều này không giải quyết bất kỳ vấn đề bảo mật kỹ thuật nào, nhưng nó cho khách hàng tiềm năng biết rằng bạn luôn quan tâm đến lợi ích tốt nhất của họ.
Huy hiệu đảm bảo hoàn lại tiền là miễn phí, bạn có thể tự làm huy hiệu sao cho phù hợp với thương hiệu của mình hoặc bạn có thể tìm phiên bản có thể tải xuống miễn phí trực tuyến và nhanh chóng thêm nó vào trang web của riêng mình.
Bạn muốn đảm bảo rằng mọi khách hàng đều nhìn thấy và ghi nhớ. Nó phải ở cùng vị trí với Huy hiệu Thanh toán an toàn của bạn, gần nút Thêm vào giỏ hàng và nút Thanh toán. Điều này có thể giúp ngăn chặn mọi khả năng từ bỏ giỏ hàng.
VWO đã đặt huy hiệu “bảo đảm hoàn lại tiền trong 30 ngày” trên trang web và nhận thấy doanh số bán hàng tăng hơn 32% trong khoảng thời gian chỉ 11 ngày.
Cuối cùng, khách hàng Thương mại điện tử muốn biết rằng khi họ mua sắm trực tuyến thì các thương hiệu rất coi trọng vấn đề bảo mật trang web và dữ liệu cá nhân không gặp rủi ro. Do đó hãy tận dụng huy hiệu tin cậy trên trang web của bạn một cách chiến lược để nhanh chóng tạo dựng niềm tin với khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và cuối cùng là thúc đẩy doanh số bán hàng nhiều hơn.
Tóm lại là
Bạn có khoảng năm giây để xây dựng niềm tin với khách hàng tiềm năng của mình. Huy hiệu tin cậy có thể bắt đầu quá trình này ngay lập tức.
Phần #11: Sử dụng đánh giá của khách hàng để gia tăng uy tín website
Trước khi ra quyết định mua hàng, khách hàng thường sẽ xem đánh giá từ người tiêu dùng khác, việc này giúp họ tự tin và yên tâm khi mua hàng. Đây là một phương thức được ưa chuộng để đánh giá chất lượng sản phẩm. Vì vậy, việc sử dụng đánh giá của khách hàng sẽ gia tăng uy tín cho website đồng thời nó cũng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Ở phần này, chúng tôi sẽ gợi ý một số cách sử dụng đánh giá của khách hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi trang
26. Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng đánh giá của khách hàng
30 Thống kê được tổng hợp bởi Boast đều cho thấy hầu hết khách hàng tin tưởng vào các đánh giá từ các khách hàng khác, cũng như các đề xuất từ bạn bè hơn là lời tuyên bố của chính doanh nghiệp. Những khách hàng khác không được trả tiền hay có lợi ích gì nếu họ nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, khi họ đưa ra những lời khen về sản phẩm hoặc dịch vụ, đó là bởi vì họ thực sự thích chúng.
Với suy nghĩ này, việc sử dụng các đánh giá ở khu vực dễ thấy nhất như các trang đích và trang bán hàng để khách hàng thể hiện cảm xúc tích cực là cực kỳ hữu ích.
Trong một nghiên cứu của WikiJob , chỉ cần thêm ba dòng đánh giá của khách hàng vào trang đích đã tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 34%.
Trong một nghiên cứu của Northwestern, việc thêm lời chứng thực của khách hàng vào các trang bán hàng cho các mặt hàng có giá tương đối thấp đã tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 190%, trong khi tỷ lệ chuyển đổi cho các mặt hàng đắt tiền hơn tăng 380%.
Thêm những lời khen tặng một cách khôn ngoan sẽ giúp bạn tạo ra một trang đích ngắn gọn nhưng đủ sức thuyết phục khách truy cập về chất lượng sản phẩm của bạn.
Dạng video Tổng hợp
Theo một cuộc khảo sát của statista.com trên toàn thế giới, những người được hỏi đã xem trung bình 19 giờ nội dung video trực tuyến mỗi tuần vào năm 2022.
Xem video đánh giá sẽ có tác động mạnh mẽ hơn so với đánh giá bằng văn bản. Nếu bạn muốn đưa nhiều video đánh giá lên trang đích, nhưng không chắc rằng khách truy cập sẽ xem hết, hãy tạo một video tổng hợp. Tập trung chọn những đoạn video quan trọng, kết hợp chúng lại với nhau bằng hiệu ứng chuyển cảnh đơn giản, hoặc chỉ đơn giản sắp xếp đánh giá liên tiếp mà không chỉnh sửa quá nhiều. Bằng cách này, bạn sẽ đảm bảo khách truy cập trang đích của bạn nhận được những thông tin quan trọng và ảnh hưởng nhất.
Dạng băng chuyền xoay vòng bằng văn bản hoặc video
Các chuyển động trên trang web sẽ thu hút sự chú ý của khách truy cập. Sử dụng băng chuyền xoay vòng các đánh giá sẽ giúp câu chuyện của khách hàng của bạn được nhận biết dễ dàng hơn. Cách này cho phép website của bạn hiển thị được nhiều đánh giá hơn mà không tốn quá nhiều không gian.
Đánh giá khách hàng dạng băng chuyền của Rư9
Lưu ý: Bạn hãy sắp xếp chúng để đảm bảo rằng khách truy cập có đủ thời gian để đọc văn bản hoặc xem video đánh giá trước khi chúng xoay vòng.
Dạng Link tới Case Study cụ thể
Bạn có thể tạo những nghiên cứu (case study) về trải nghiệm của khách hàng của bạn cùng với những đánh giá chi tiết. Thay vì đưa ra toàn bộ nghiên cứu, làm cho trang web quá dài gây mất sự chú ý của khách hàng, bạn nên cung cấp một liên kết đến Case study cụ thể. Chọn một vài lời khen và chi tiết quan trọng nhất từ Case study để hiển thị trên trang đích của bạn.
Slack giới thiệu một câu chuyện thành công đáng chú ý về khách hàng trong một Case study, và mời khách truy cập tìm hiểu thêm với một liên kết nổi bật.
Dạng này thích hợp cho các sản phẩm hoặc dịch vụ đắt tiền có thời hạn sử dụng lâu dài, mà khách hàng thường mất nhiều thời gian hơn để xem xét.
Dạng danh sách
Đôi khi, số lượng lại quan trọng hơn chất lượng. Nếu bạn có nhiều đánh giá ngắn gọn, hãy tạo một danh sách và đặt ở cuối trang để làm nổi bật chúng. Người dùng có thể chỉ đọc một vài lời khen này, nhưng danh sách vô tận sẽ chắc chắn tăng tỷ lệ chuyển đổi trang đích.
Danh sách đánh giá của khách hàng ở cuối trang Basecamp.
Hãy thử kết hợp các dạng trên với các cấu hình khác nhau để tìm ra cách sắp xếp các đánh giá phù hợp nhất cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhé!
Phần #12: Dùng Sales pop-up để thu thông tin và chốt đơn nhanh hơn
27. Thiết lập Sale pop-up
Để thu hút được sự chú ý của khách truy cập khi lần đầu vào website, cũng như có thể giữ chân họ lâu hơn và tương tác nhiều hơn, bạn nên dùng cửa sổ tự động bật lên của trang web (Pop-up) để gây sự chú ý của khách hàng.
Pop-up cho phép người dùng để lại địa chỉ thông tin của mình (như số điện thoại, email, tài khoản Facebook,…) để nhận thông tin của chương trình khuyến mãi hoặc chỉ là để được tư vấn miễn phí.
Nhờ những thông tin đó bạn có thể mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng của mình, tạo mối quan hệ với họ thông qua việc gửi email, gọi điện,… và tối ưu hóa quá trình mua hàng.
Phần này sẽ cung cấp cho bạn những mẹo hữu ích để thu thập thêm khách hàng tiềm năng và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi thông qua việc sử dụng Sales pop-up
Pop-up là gì?
Pop-up là cửa sổ nhỏ tự động bật lên khi bạn truy cập vào Website.
Một loại Sales pop-up thu thâp email của khách truy cập
Ưu điểm của Pop-up
– Không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng, bởi Pop-up chỉ chiếm một diện tích nhỏ và thời gian xuất hiện không thường xuyên.
– Nội dung Pop-up ngắn và thông tin cô đọng dễ thu hút người dùng.
– Chi phí xây dựng Pop-up thấp nhưng hiệu quả hơn so với nhiều hình thức khác.
Một số Pop-up được thiết kế chỉ để cung cấp thông tin, trong khi những Pop-up khác được thiết kế để thúc đẩy doanh số và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tùy theo mục đích bạn muốn khách truy cập làm gì mà bạn có thể chọn loại Pop-up phù hợp.
Một trong những tính năng quan trọng nhất của Sales pop-up đó chính là kêu gọi hành động (CTA). Nó được thể hiện bởi một câu hoặc nút bấm để khách truy cập thực hiện hành động mong muốn, ví dụ như “Đăng ký ngay” hoặc “Nhận ngay “. CTA được thiết kế tốt có thể giúp tăng tỷ lệ người dùng thực hiện hành động đó và giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp thị của mình.
Tại sao phải sử dụng Sales Pop-up cho cửa hàng của bạn?
Theo thống kê của SumoMe mặc dù tỷ lệ chuyển đổi trung bình cho cửa sổ bật lên trong các ngành là 3,09%, nhưng có thể đạt được tỷ lệ cao tới 40% và hơn thế nữa.
Sale Pop-up là một phương pháp hiệu quả để tương tác với khách hàng và thúc đẩy họ đưa ra quyết định nhanh hơn (chẳng hạn như đăng ký nhận bản tin hàng tháng, hoàn thành một giao dịch mua hàng, cung cấp số điện thoại hoặc địa chỉ email của họ để nhận được giảm giá,… và nhiều hơn nữa) bằng cách xuất hiện vào thời điểm thích hợp với nội dung phù hợp, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho trang web của bạn.
Dùng Sales-pop để thu thập thông tin như thế nào?
Khi khách vừa truy cập vào website và còn đang băn khoăn về tìm kiếm sản phẩm. Lúc này, một Pop-up xuất hiện ở góc dưới bên trái màn hình(hoặc bất kỳ đâu bạn muốn). Cửa sổ này hiển thị các chương trình khuyến mãi hấp dẫn (như giảm giá, phiếu giảm giá, giao hàng miễn phí,…) hoặc cuộc gọi tư vấn miễn phí. Chỉ khi họ nhấp vào để biết thêm thông tin về chương trình khuyến mãi, một cửa sổ bật lên khác sẽ hiển thị, nhắc họ cung cấp địa chỉ email hoặc số điện thoại.
Bằng cách sử dụng Sales Pop-up này, bạn sẽ thu thập được dữ liệu khách hàng quan trọng đồng thời tỷ lệ chuyển đổi cũng cao hơn. Khách hàng của bạn cũng không bị làm phiền bởi một cửa sổ bật lên khổng lồ từ đó cải thiện trải nghiệm khách hàng trên trang web.
Trong một thử nghiệm của Conversion Voodoo khi sử dụng Sale Pop-up với nội dung “Nhập email của bạn” thì tỷ lệ chuyển đổi đã tăng 36%.
Thiết lập Sale Pop-up
Quá trình thiết lập Sale Pop-up tương đối đơn giản, bạn có thể làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Chọn công cụ xây dựng Pop-up phù hợp với nền tảng của trang web. Bạn có thể chọn công cụ miễn phí hoặc trả phí phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.
Bước 2: Tạo nội dung Pop-up, bao gồm: tiêu đề, văn bản và lời kêu gọi hành động (CTA). Bạn cũng có thể thêm hình ảnh, nút và các yếu tố khác để làm Pop-up trở nên hấp dẫn và thu hút khách hàng.
Bước 3: Thiết lập hiển thị cho Pop-up, xác định thời điểm hiển thị (ví dụ: khi khách truy cập vào một trang cụ thể, sau một khoảng thời gian nhất định hoặc khi khách truy cập cố gắng rời khỏi trang web). Bạn cũng cần xác định tần suất hiển thị cho mỗi khách truy cập.
Bước 4: Kết nối Pop-up với các nền tảng điện thoại và email của bạn để bắt đầu thu thập thông tin liên lạc.
Với các bước này hoàn tất, bạn có thể sử dụng Sales Pop-up để thu thập thông tin liên hệ có giá trị khi khách hàng tương tác với Pop-up. Và dùng nó để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.
Tóm lại, Sales pop-up là một công cụ linh hoạt và hiệu quả trong marketing online. Cho dù bạn đang tìm cách xây dựng danh sách email, quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc đơn giản là cung cấp thông tin, Sales Pop-up có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình và mang lại kết quả tốt.
Phần #13: Cải thiện tính tương tác của website
Tương tác trên website được đo lường bởi các yếu tố và thành phần trên trang web có thể tiếp cận với khách hàng hoặc phản hồi của khách hàng khi truy cập trang web bằng các chỉ số. Các chỉ số đó có thể đánh giá hiệu quả của website.
Một trang web được xây dựng tốt phải có khả năng tương tác tối ưu với người dùng. Nâng cao tương tác trên website sẽ giúp cho trải nghiệm người dùng tốt hơn và tỷ lệ chuyển đổi tăng.
Hãy cùng tham khảo một số mẹo giúp bạn có thể tăng tương tác cho website của mình nhé!
28. Đặt CTA ở nơi dễ thao tác
Nút kêu gọi hành động (Call To Action) là một trong những yếu tố quan trọng nhất trên trang đích hoặc trang web của bạn. Nó là cánh cửa dẫn khách truy cập đến gần với quyết định mua hàng và có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn.
Tuy nhiên có một số khu vực trên trang web của bạn sẽ phù hợp để đặt nút CTA hơn những khu vực khác nếu bạn muốn khách truy cập nhấp vào CTA của mình. Việc đặt nút CTA ở nơi dễ thao tác sẽ giúp cho khách hàng tương tác với website của bạn nhiều hơn.
Một vài vị trí tối ưu để đặt CTA
Vị trí CTA #1: Trong màn hình đầu tiên
Màn hình đầu tiên là gì?
Màn hình đầu tiên là khu vực mà khách truy cập của bạn nhìn thấy đầu tiên khi vào website và trước khi họ bắt đầu cuộn đến nội dung bên dưới.
Đặt ít nhất một CTA trong màn hình đầu tiên đảm bảo rằng khách truy cập của bạn sẽ nhìn thấy nó ngay lập tức khi mới vào website. Không cần bất kỳ thao tác cuộn hoặc hành động nào.
Nút CTA “Get Started” được đặt ở màn hình đầu tiên của Netflix
Vị trí CTA #2: Nội dung bài viết
CTA được đặt trong nội dung của bài viết blog dưới dạng những yêu cầu giúp độc giả dễ dàng thực hiện một hành động nhất định, như đăng ký email hoặc tải xuống tài liệu. Phương pháp này rất hiệu quả vì độc giả có thể đã được chuẩn bị với các nội dung liên quan trước khi bạn yêu cầu hành động nào đó.
Nút CTA trong bài viết yêu cầu người đọc để lại Email để có thể nhận được nội dung đầy đủ của bài viết.
CTA trong nội dung sẽ không làm mất tập trung độc giả bằng các hình ảnh hoặc nút lớn. Nếu bài viết dài, hãy sử dụng CTA trực tiếp trong nội dung để phân chia văn bản. Bạn có thể đặt một CTA ở đầu bài, một ở giữa bài và một ở cuối bài.
Vị trí CTA #3: Pop-up
Dù ghét hay thích, cửa sổ Pop-up vẫn là một trong những cách hiệu quả nhất để thu hút sự chú ý của khách truy cập.
Nút CTA trên Pop-up
Mặc dù gây tranh cãi, tuy nhiên Pop-up lại thúc đẩy khách truy cập phải thực hiện hành động. Dù là bấm vào liên kết để tới trang khác hoặc đóng cửa sổ, điều này sẽ giúp phá vỡ trạng thái tập trung của khách truy cập và tạo sự chú ý cho nội dung của bạn.
Tuy nhiên có vài vị trí mà CTA không nên đặt
Vị trí CTA #4: Chân trang
Phần chân trang của trang web được xếp hạng là một trong những vị trí chuyển đổi thấp nhất cho CTA vì một vài lý do:
– Khách truy cập phải đọc/cuộn xuống cuối trang để xem.
– Nó được bao quanh bởi một số liên kết và nút điều hướng khác, cạnh tranh để thu hút sự chú ý.
Vị trí CTA #5: Thanh bên
CTA thanh bên được sử dụng trên nhiều trang web nhưng vẫn được xếp hạng là vị trí chuyển đổi thấp cho CTA.
Tại sao?
– CTA của thanh bên làm xao nhãng các mục tiêu chuyển đổi khác trên trang web của bạn.
– Nó thường bị bỏ qua do không liên quan đến những gì khách truy cập đang tìm kiếm.
Các ví dụ về vị trí CTA khác nhau được đưa ra ở trên chỉ là một số ít trong số nhiều phương án khác nhau. Vị trí tối ưu của CTA sẽ phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể của trang web và đối tượng khách hàng mục tiêu. Khi quyết định vị trí đặt CTA, cần xem xét các yếu tố như mục đích của CTA, quá trình điều hướng của người dùng trên trang web và kiểu dáng, bố cục của trang web.
29. UI kích thích cuộn trang
Thiết kế web cuộn dài đang ngày càng phổ biến để trở nên phù hợp với các thiết bị di động có diện tích màn hình nhỏ. Chỉ với màn hình đầu tiên không thể đủ để mô tả hết giá trị sản phẩm của bạn. Do đó, trang web của bạn cần nhắc người dùng cuộn trang để có thể tương tác và khám phá các thông tin mà bạn muốn truyền đạt cho họ.
Ưu điểm:
– Tạo sự tương tác giữa người dùng và thông tin trên trang web.
– Tạo cảm giác khám phá và giữ cho người dùng ở lại website lâu hơn.
– Giúp khách truy cập nắm được giá trị và lợi ích của sản phẩm.
– Tạo sự tin tưởng và đáng tin cậy với khách truy cập.
– Hướng sự chú ý của người truy cập đến các vị trí quan trọng (chẳng hạn như CTA).
– Tăng khả năng thực hiện hành động mong muốn của người dùng (chẳng hạn như mua hàng hoặc đăng ký nhận tin tức).
Mẹo để kích thích người truy cập cuộn trang:
1. Cung cấp nội dung hấp dẫn về phần tiếp theo ngay từ màn hình đầu tiên:
Những gì hiển thị ở màn hình đầu tiên sẽ là ấn tượng đầu tiên cho người dùng của bạn. Họ cuộn trang chỉ khi họ thấy nội dung tiếp theo có vẻ hấp dẫn.
Bạn cần tạo ra nội dung hấp dẫn bằng cách cung cấp thông tin và hình ảnh hấp dẫn. Các tiêu đề, phụ đề và đồ họa được thiết kế sao cho dễ hiểu và thu hút mắt. Điều này giúp khách truy cập hiểu được nội dung và giữ cho họ cuộn trang, tăng khả năng họ thực hiện hành động mong muốn.
2. Sử dụng mũi tên hoặc “lời nhắc cuộn trang”
Đôi khi yêu cầu người dùng cuộn trang là cách tốt nhất để khuyến khích họ làm điều đó. Đơn giản là nhắc nhở người dùng rằng hầu hết nội dung nằm dưới màn hình đầu tiên.
Một tín hiệu hình ảnh nhỏ, chẳng hạn như mũi tên chỉ vào phía dưới hoặc từ “cuộn xuống”, có thể thông báo cho độc giả biết rằng hầu hết nội dung đều có sẵn bên dưới.
3. Neo thanh điều hướng hiển thị liên tục
Điều hướng là một yếu tố quan trọng của trải nghiệm người dùng trên một trang web. Người dùng dễ bị mất phương hướng khi thiết kế web của bạn cuộn quá dài, họ sẽ phải cuộn lên trở lại khi họ ở sâu trong trang. Cách giải quyết đơn giản cho vấn đề này là sử dụng menu điều hướng cố định (sticky navigation) được neo đúng một vị trí trên màn hình.
Thanh bộ nút điều hướng được neo ở cuối màn hình.
30. Sử dụng Skeleton Loading
Hiện nay mọi người thường xuyên sử dụng các trang web có hiệu xuất cao như Facebook, Youtube, Instagram,… nên sẽ kỳ vọng cao đối với bất kì trang web nào mà họ truy cập.
Tuy nhiên, có một cách để khiến người dùng nghĩ rằng trang web của bạn nhanh hơn, đó là sử dụng Skeleton Loading.
Skeleton Loading là gì?
Skeleton Loading là một hiệu ứng làm đẹp khi đang load dữ liệu giúp cho trang web trở nên sinh động và mượt mà hơn. Nó hiển thị bố cục của trang được đơn giản hóa, ví dụ như một loạt các ô màu xám có kích thước và hình dạng tương tự như nội dung dự kiến, để cho người dùng biết rằng nội dung đang được tải.
Skeleton loading trên trang Youtube
Lợi ích của việc sử dụng Skeleton Loading
– Trải nghiệm người dùng được cải thiện khi bố cục của website được hiển thị thay vì màn hình trống hoặc trình quay tải gây khó chịu cho người dùng.
– Skeleton loading giữ chân khách truy cập giúp giảm thiểu tỷ lệ thoát trang.
– Skeleton loading làm cho người dùng nhận thấy rằng trang web chạy nhanh hơn khi một số thông tin được hiển thị, ngay cả khi thông tin đó chỉ là tạm thời.
– Phản hồi của người dùng được cải thiện bằng cách cho họ thấy trang web đang tích cực làm việc để tải nội dung mà họ yêu cầu.
Nên sử dụng khi: Trên trang web có chứa lượng thông tin quá nhiều. Ví dụ: các trang web lấy dữ liệu từ nhiều nguồn để tạo thành một trang hoàn chỉnh hoặc các trang web chứa nhiều hình ảnh.
Không nên sử dụng:
– Đối với website có thời gian tải kéo dài quá lâu, Skeleton loading sẽ bị mất tác dụng.
– Đối với các trang web có tốc độ tải nhanh dưới 500 mili giây, Skeleton loading có thể sẽ không tạo ra sự khác biệt trong trải nghiệm..
Tuy nhiên, không cho phép màn hình skeleton xuất hiện quá thường xuyên; nó cho thấy hiệu suất của trang web của bạn đang bị ảnh hưởng; nhanh chóng tìm kiếm giải pháp để cải thiện tốc độ tải trang.
Phần #14: Tối ưu trạng thái giỏ hàng rỗng
Cùng với sự phát triển của công nghệ, mua sắm trực tuyến đã trở thành một lựa chọn đáng cân nhắc và được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, tần suất khách hàng bỏ rơi giỏ hàng cũng ngày càng nhiều, khiến cho các cửa hàng online không chỉ bị mất doanh số mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Nghiên cứu từ Viện Baymard cho thấy 69,82% giỏ hàng trực tuyến bị bỏ rơi. Nói cách khác, cứ 10 khách hàng thêm một mặt hàng vào giỏ hàng của họ thì 7 người trong số họ rời đi mà không hoàn tất giao dịch mua.
Chính vì thế, phần này sẽ đề cập việc tối ưu trang giỏ hàng giúp giảm bớt việc từ bỏ giỏ hàng và tăng cường trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
31. Tối ưu hóa trang giỏ hàng rỗng
Tại sao bạn cần tối ưu hóa trang giỏ hàng của mình?
Giỏ hàng của bạn đại diện cho một phần lớn trong quá trình thanh toán và có thể làm tăng hoặc làm giảm trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Có rất nhiều lý do khiến cho giỏ hàng bị bỏ rơi. Một thiết kế trang web lộn xộn hoặc quá nhiều thông tin không cần thiết cũng có thể dẫn đến giỏ hàng bị bỏ lại. Do đó, để cải thiện trải nghiệm của khách hàng và ngăn chặn tình trạng đó bạn nên tối ưu trang giỏ hàng.
Làm gì để có thể tối ưu trang giỏ hàng rỗng?
Việc thay đổi thiết kế của trang giỏ hàng cũng có thể cải thiện được tỷ lệ chuyển đổi của trang web thương mại điện tử lên 35% – Theo nghiên cứu của Baymard Institute
Một vài gợi ý về thiết kế giúp tối ưu trang giỏ hàng:
1. Giỏ hàng rỗng
Bạn biết không, để giúp cho khách hàng không bỏ giỏ hàng trống thì cần tạo ra một trải nghiệm mua sắm tuyệt vời hơn. Chứ không chỉ là thông báo đơn giản rằng giỏ hàng đang trống đấy.
Bạn có thể cung cấp hướng dẫn mua sắm thú vị và kêu gọi hành động hấp dẫn để khuyến khích khách hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng của họ. Hơn nữa, bạn có thể tăng trải nghiệm khách hàng bằng cách đưa ra gợi ý sản phẩm dựa trên lịch sử duyệt web của họ hoặc nhấn mạnh các ưu điểm độc đáo của cửa hàng so với đối thủ.
Giỏ hàng nhỏ là một công cụ tiện lợi để giám sát chi tiêu và các sản phẩm đã mua. Khách hàng cũng có thể sử dụng nó để xác thực rằng sản phẩm đã được đưa vào giỏ hàng mà không chuyển đến tab mới.
Nhưng quyết định mua hàng chỉ dựa trên giỏ hàng nhỏ có thể khiến người mua bị áp đảo. Để cải thiện trải nghiệm mua sắm, bạn có thể tạo liên kết trong giỏ hàng nhỏ để người dùng truy cập đến giỏ hàng toàn trang thay vì đến thẳng trang thanh toán.
3. Trang giỏ hàng
Khi khách hàng đến trang giỏ hàng, họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc mua sản phẩm. Giỏ hàng giúp khách hàng so sánh và kiểm tra sản phẩm đã chọn, xem tổng số tiền mua hàng có phù hợp với ngân sách của họ hay không hoặc có đủ điều kiện để nhận được giao hàng miễn phí, v.v…