Chào mừng anh chị quay trở lại với series E-commerce CRO. Trong bài #CRO_p3 mình có hứa sẽ đi sâu vào từng chiến lược CRO hiệu quả, tuần trước đã đi kịch bản đầu tiên là “Welcome Offer” rồi, hôm nay chúng ta sẽ cùng “mổ xẻ” kịch bản số 2: Personalized Experience by Source – Cá nhân hóa hiển thị nội dung theo nguồn truy cập, đặc biệt tập trung vào paid media.
Có thể xem thêm thông tin bộ giải pháp tối ưu chuyển đổi mình có nhắc tới ở đây.
Tìm hiểu bộ giải pháp tối ưu chuyển đổi website tại đây
Mình thấy rất nhiều doanh nghiệp “đốt tiền” quảng cáo nhưng lại bỏ qua bước tối ưu quan trọng này. Hãy cùng xem ví dụ thực tế để thấy rõ vấn đề nhé.
Vấn đề nan giải: Tiền quảng cáo đổ sông đổ bể?
Anh chị cứ tưởng tượng: mình chạy quảng cáo Facebook Ads với 2 nhóm đối tượng khác nhau:
- Nhóm 1: Target những người đang muốn mua thùng PC.
- Nhóm 2: Target nhưng người đang chỉ muốn mua Màn Hình.
Cả 2 nhóm đối tượng này khác nhau, được dẫn về cùng 1 trang nhưng popup tiếp cận, chào mừng, điều hướng khách hàng đều giống nhau.
Ví dụ 1:
- Người đang cần deal tặng bàn phím, chuột khi vào trang lại thấy deal.. màn hình
- Người đang cần mua thùng PC vào trang vẫn cũng chỉ thấy deal.. màn hình
- Hạ cánh vào website đã thấy đây là nơi không thuộc về mình thì thoát trang cao là đương nhiên.
- Cố gắng ở lại thì tìm mãi không ra cái deal bàn phím + chuột cũng sẽ.. rời trang (trong bực tức)
Tương tự với Ví Dụ 2:
- Nhóm 1: Target những người đã từng tương tác với fanpage, đã xem sản phẩm, thêm vào giỏ hàng nhưng chưa mua (retargeting).
- Nhóm 2: Target khách hàng mới toanh, chưa từng biết đến thương hiệu (cold traffic).
Cả 2 vào cùng landing page chung chung (không tách page), cũng không tách popup hiển thị động để chào đón riêng, mọi thứ đều cố định và lặp lại thông điệp cho khách mới “Giảm 5% cho khách lần đầu truy cập website” thì sao. Có phải tôi đã vào website của ông tới 3 lần rồi không ^^
Kết quả là gì?
-> Tỷ lệ chuyển đổi thấp, ROAS kém, và ngân sách marketing cứ thế “bốc hơi”
Tại sao phải cá nhân hóa theo nguồn truy cập?
Mỗi nguồn traffic mang đến những khách hàng với mục đích và nhu cầu khác nhau. Việc cá nhân hóa trải nghiệm giúp “bắt đúng sóng” với từng nhóm khách hàng, tăng khả năng chuyển đổi và tối ưu chi phí quảng cáo.
Làm thế nào để cá nhân hóa?
Bí quyết nằm ở việc sử dụng UTM parameters để phân loại nguồn traffic. Dựa vào UTM parameters, chúng ta có thể thiết lập các kịch bản hiển thị nội dung, ưu đãi, banner, popup… riêng biệt cho từng nguồn traffic. Đơn giản nhất là utm_source
Ví dụ minh họa:
Quay lại ví dụ 2 trên, thay vì dùng chung 1 landing page, ta sẽ:
- Nhóm 1 (retargeting): Hiển thị popup “ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT DÀNH RIÊNG CHO BẠN” kèm mã giảm giá 10%, nhắc nhở sản phẩm họ đã xem và bỏ quên trong giỏ hàng. Kèm theo bộ đếm ngược tạo cảm giác khan hiếm.
- Nhóm 2 (cold traffic): Hiển thị popup “CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI [Tên thương hiệu]” kèm ưu đãi đăng ký nhận tin để được giảm 5% cho đơn hàng đầu tiên.
Case study thực tế:
Mình đã từng áp dụng chiến lược này cho một khách hàng trong ngành trang sức. Kết quả là ROAS tăng x5 lần, và bounce rate giảm 45%, từ đó góp phần gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đang kể khi khách được điều hướng tới chuyển đổi View Page gia tăng đáng kể.
Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ phễu chuyển đổi trên website mình có nhắc ở bài viết #CRO_p2
✍️ View Landing Page > View Product > Add to Cart > Check Out > Purchase
Lợi ích của cá nhân hóa:
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: “Đánh trúng” nhu cầu của từng nhóm khách hàng.
- Tối ưu ROAS: Sử dụng ngân sách marketing hiệu quả hơn.
- Giảm bounce rate: Nội dung phù hợp giữ chân khách hàng ở lại website lâu hơn.
Các bước triển khai:
- Đánh dấu nguồn traffic bằng UTM parameters: Đảm bảo mỗi chiến dịch quảng cáo đều có UTM parameters riêng.
- Thiết lập kịch bản hiển thị nội dung: Dựa trên UTM parameters, hiển thị nội dung, ưu đãi, banner, popup… phù hợp với từng nhóm khách hàng.
- A/B testing: Thử nghiệm các phiên bản khác nhau để tìm ra phiên bản hiệu quả nhất.
- Theo dõi và tối ưu: Theo dõi các chỉ số quan trọng (CR, ROAS, bounce rate) và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.
Trong bộ giải pháp tối ưu chuyển đổi với 8+ kịch bản tối ưu trên website thì mình có sẵn kịch bản này rồi, mọi người cũng có thể nhân bản từng kịch bản ra thành các biến thể khác nhau để A/B Testing hoặc phân loại tệp nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.
Tìm hiểu bộ giải pháp tối ưu chuyển đổi website tại đây
Kết luận:
Personalized Experience by Source là một chiến lược CRO mạnh mẽ, đặc biệt hiệu quả với paid media. Đừng để tiền quảng cáo đổ sông đổ bể, hãy áp dụng ngay chiến lược này để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi và tăng trưởng doanh thu đột phá!
Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Enhanced Product Discover on Search – Tối ưu đề xuất khám phá sản phẩm trong trang kết quả tìm kiếm. Hẹn gặp lại anh chị!
Đừng quên đăng ký email để không bỏ sót các bài viết về Tối Ưu Tỷ Lệ Chuyển Đổi (CRO) trên Ecommerce Website mới nhất nhé.