Hôm trước được ban tổ chức Vietnam MarTech nhờ góp vài dòng vào bản báo cáo ngành năm 2024, mình được hỏi 3 câu:
- Chia sẻ & nhận định về xu hướng/tăng trưởng doanh thu cho Bán lẻ/Ecommerce khi ứng dụng Conversion Rate Optimization (CRO)?
- Chia sẻ suy nghĩ chung (tóm tắt) về vấn đề CRO khi triển khai trong thực tế.
Ban đầu chỉ cho viết 1 trang thôi, nhưng mình viết dở lại chưa biết tóm ý thế nào gọn về chủ đề khổng lồ này, nên Ban Tổ Chức cho viết tận 2 trang. Chắc do thấy mình viết Series Ecommerce CRO cũng mấy tháng mà chưa xong nên du di quá.
Trong bài này mình chia sẻ lại chi tiết hơn về các câu hỏi trên để mọi người cùng tham khảo
Câu 1. “Chia sẻ & nhận định về xu hướng/tăng trưởng doanh thu cho Bán lẻ/Ecommerce khi ứng dụng Conversion Rate Optimization (CRO)?” được mình tách thành 2 ý bên dưới
1. Doanh nghiệp tốn rất nhiều tiền vào Paid Ads nhưng tỷ lệ chuyển đổi không cao theo anh lý do tại sao?
Có nhiều nguyên nhân khiến Doanh Nghiệp đầu tư lớn vào Paid Ads nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn chưa đạt như mong đợi xuất phát từ nội dung quảng cáo, trang đích (landing page), quy trình đặt hàng thanh toán, trải nghiệm người dùng và CTA..v.v… .
Tuy nhiên, là người làm E-commerce CRO tôi xin phép chỉ tóm tắt vài ý liên quan tới website:
- Trang đích (landing page) chưa tối ưu: nội dung và thông điệp chưa đồng nhất với nhiều nguồn quảng cáo khác nhau, làm giảm trải nghiệm liền mạch của khách hàng và tỷ lệ thoát trang cao.
- Quy trình đặt hàng trên website gặp nhiều lỗi: các bước từ landing page, product page, cart page, check out page, đặc biệt là khó thao tác trên di động (mobile) khi mở in-app (Facebook, Tiktok…) khiến khách hàng không đủ động lực để đi tiếp tới bước cuối cùng.
- Thiếu các yếu tố kêu gọi hành động (CTA) hấp dẫn: chưa tạo sự cấp bách hoặc thông điệp chưa đủ súc tích rõ ràng, khiến cho người dùng chần thừ và.. thoát trang.
- Đặc biệt, không tạo trải nghiệm cá nhân hóa khi mua sắm: nội dung cứng nhắc, không đồng nhất và lặp lại máy móc cho tất cả khách truy cập. Làm người dùng thiếu cảm giác được quan tâm và sự kết nối với sản phẩm hoặc thương hiệu.
Để biết từng giai đoạn trong Web Funnel cơ bản bị “rớt chuyển đổi” ở điểm nào, bạn có thể đọc lại bài viết này mà tôi đã viết trước đó trong #CRO_p2
2. Thách thức và cơ hội gì cho doanh nghiệp Ecommerce Việt Nam ứng dụng CRO trong năm 2025?
Với thị trường Thương Mại Điện Tử Việt Nam luôn sôi động và cạnh tranh vô cùng khốc liệt, thách thức đầu tiên cho doanh nghiệp chắc chắn là phải không ngừng đổi mới và sáng tạo.
Công nghệ những năm gần đây đã thay đổi cực kỳ nhanh chóng, các doanh nghiệp đi đầu luôn tạo được lợi thế lớn so với các doanh nghiệp cập nhật công nghệ chậm chạp.
Khách hàng ngày càng khó tính và đòi hỏi trải nghiệm mua sắm cũng như dịch vụ sau mua ngày càng cao nên việc gia tăng trải nghiệm khách hàng một cách có chiến lược sẽ giúp giữ chân khách hàng tốt hơn so với việc chỉ dùng các tips/tricks như trước.
Song song với các thách thức trên, việc công nghệ phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua giúp Doanh Nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với các giải pháp E-commerce CRO nhanh chóng hơn. Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng được tích hợp sẵn vào các nền tảng CRO giúp phân tích dữ liệu thu thập được, dự đoán hành vi khách hàng và đưa ra các gợi ý sản phẩm phù hợp.
Các nền tảng CRO giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các thử nghiệm tối ưu hóa, tạo ra những trải nghiệm mua sắm độc đáo và phù hợp với từng cá nhân. Sau khi thu thập dữ liệu thời gian đủ dài, giúp doanh nghiệp tích lũy được tài sản số (dữ liệu khách hàng) ngày càng giá trị hơn, tạo lợi thế cạnh tranh khó phá vỡ hơn so với doanh nghiệp khác.
3. Chia sẻ suy nghĩ (tóm tắt) của anh về vấn đề CRO khi triển khai trong thực tế
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) là một quá trình liên tục đòi hỏi sự kiên nhẫn và cam kết mạnh mẽ của cả đội ngũ trong doanh nghiệp.
Hãy ưu tiên thu thập dữ liệu và ra quyết định tối ưu chuyển đổi dựa trên dữ liệu trước, tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp. Thử sai với các 8 kịch bản phổ biến (đi kèm đo lường liên tục) sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư hàng tỷ đồng mỗi năm.
Khi hệ thống dữ liệu có đủ, năng lực của nhân sự cũng vững vàng hơn thì có thể tối ưu nâng cao toàn diện UX/UI website sau.
Áp dụng các chiến lược CRO này sẽ tạo hiệu quả tốt hơn với chi phí thấp hơn, doanh nghiệp có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi dần, cải thiện doanh thu và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Tìm hiểu bộ giải pháp tối ưu chuyển đổi website tại đây
Đăng ký email để không bỏ sót các bài viết về Tối Ưu Tỷ Lệ Chuyển Đổi (CRO) trên Ecommerce Website nhé.