Bài recap sau buổi chia sẻ “Mở rộng tiếp cận khách hàng với Google Ads” chị Ngô Phương Thảo – Digital Account Manager của SEONGON.
(bài post trên Facebook của Vy Dương nên đã được biên tập lại cho phù hợp hơn định dạng trên website)
Bài này em học từ hôm thứ 3 rồi các bác ạ, nhưng trong “giờ học”, chị đẹp được các anh “quan tâm” dữ quá, em không kịp nhấn chuông đặt câu hỏi nào cả!
Nhưng, sếp dạy “không biết là phải hỏi”, nên em đành phải chơi chiêu “du kích” – book lịch “thăm hỏi” riêng
Kết quả là ôm được 1 mớ kiến thức. Em tổng hợp lại đây cho bà con cùng xem thử, một “tay mơ” thì sẽ hỏi chuyên gia những gì nhé !
Cơ bản:
Google Ads có 10 hình thức quảng cáo, trong đó có 6 hình thức phổ biến ở Việt Nam:
- Google Ads Search (quảng cáo tìm kiếm)
- Google Display Network (Quảng cáo hiển thị)
- Google Shopping (Quản cáo mua sắm)
- Google Remarketing (Quảng cáo bám đuổi)
- Youtube Ads (Quảng cáo youtube)
- Discovery Ads (Quảng cáo chiến dịch khám phá)
Để lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp cần dựa vào
- Mục tiêu Thương hiệu
- Mục tiêu Bán hàng
Hỏi đáp:
Câu hỏi 1:
Trên thị trường hiện có những giải pháp nào thay thế được G-ads không ạ? Hoặc những giải pháp tương tự G-ads?
ĐÁP:
Cần xét theo mục tiêu, thông thường có 2 mục tiêu chủ yếu:
- Thương hiệu
- Bán hàng
- Mỗi kênh quảng cáo Google, Facebook, Tiktok,.. đều có các hình thức quảng cáo cụ thể cho 2 mục tiêu này.
Vậy nên để có câu trả lời, khi bắt đầu chiến dịch:
- Hãy vẽ hành trình khách hàng khi họ quyết định mua hàng sẽ đi qua các bước nào
- Chọn kênh/ hình thức quảng cáo chạm vào hành trình đó.
Ví dụ:
– Với Google search, thế mạnh là tiếp cận khách hàng đã có nhu cầu mua hàng, sát nhất với mục tiêu
Vậy tương đương là: Cốc Cốc cũng là trình duyệt mà người dùng kiếm thông tin, nhưng so người dùng thì Google vượt trội hơn rất nhiều về độ phổ biến và quảng cáo của nó level tầm thế giới rồi.
Câu hỏi 2:
Nếu phải so sánh hiệu quả G-Ads với các giải pháp khác thì chị sẽ nhận định như thế nào? ( ví dụ FB ads)
ĐÁP:
– Trước hết, lại phân tích hành trình khách hàng, nếu như khách hàng không quá cân nhắc, có khả năng quyết định mua hàng nhanh, ngay khi thấy hình ảnh sản phẩm hấp dẫn
→ Các kênh quảng cáo phù hợp sẽ phải là kênh hiển thị hình ảnh (Facebook Ads, Tiktok, Youtube…)
– Còn với khách hàng cần tham khảo rất nhiều, search đi search lại, đọc hết trang này đến trang thông tin khác thì họ là kiểu tìm kiếm chủ động để ra quyết định
→ Google Search chắc chắn là kênh vô cùng quan trọng.
Câu hỏi 3:
G-ads sẽ hiệu quả cho những sản phẩm hoặc phân khúc nào?
Ví dụ: cty em chuyên về SaaS (bán theme/ app tối ưu UX/UI cho các web ecommerce, thì có nên chạy G-ads không, hay nên chọn cách thức nào ạ?
ĐÁP:
– Phải vẽ hành trình khách hàng
– Xem khách hàng mục tiêu của mình sẽ nghiên cứu thế nào khi quyết định mua theme.
Ví dụ:
Đối tượng 1: có nhu cầu mua themes, chắc chắn họ search để tìm thông tin và so sánh
–> Quảng cáo search vô cùng quan trọng và mình có thể remarketing tới đối tượng đã vào web để thuyết phục họ mua
Đối tượng 2: chưa có nhu cầu hoặc sắp có nhu cầu
–> có thể chạy hiển thị để tiếp cận đến đối tượng gần đây đang xem các trang về xây dựng web,
–> hoặc có thể chạy FB tương tác/ inbox + GDN Google
Câu hỏi 4:
Em thấy chị trình bày cách thức mà SEONGON triển khai rất là chỉnh chu, có trình tự, bài bản. Em cảm giác sẽ phù hợp cho những Doanh Nghiệp có khả năng kinh tế. Vậy liệu những doanh nghiệp nhỏ, startup ngân sách thấp thì có phù hợp với SEONGON không ạ?
ĐÁP:
- Quảng cáo Google phù hợp với các sản phẩm có hành vi khách hàng là sử dụng Google để tìm kiếm thông tin
- Ngân sách thì không có tối thiểu và không có tối đa. Nó phụ thuộc vào bộ từ khóa mà người tiêu dùng tìm kiếm.
- Ví dụ ngành luật, lượng tìm kiếm ko quá nhiều, CPC của ngành thấp, quảng cáo chỉ hết khoảng <10 triệu/ tháng.
- Nhưng với những ngành cạnh tranh như thẩm mỹ thì vài trăm triệu, vì bản thân CPC 30-50K/click thì buộc ngân sách phải chi trả rất cao.
Câu hỏi 5:
Và khi SEONGON đã quá bàn bản, dường như là có thể “ôm xô” hết từ A-Z của 1 chiến dịch thì Doanh Nghiệp có cần phải có đội marketing inhouse không ạ?
ĐÁP:
- Doanh nghiệp không cần marketing inhouse, nhưng cần 1 đầu mối rất vững về marketing để làm việc với Agency (SEONGON).
- Bản thân Agency rất mạnh về chuyên môn quảng cáo nhưng Agency cũng có điểm trừ là phục vụ rất nhiều khách hàng theo chiều rộng, vì thế sự am hiểu về phân khúc khách hàng, lợi thế cạnh tranh thực tế của sản phẩm dịch vụ không thể bằng người chủ của nó.
Người đầu mối sẽ cầu nối để truyền tải thông tin cốt lõi đó và cung cấp chiến lược kinh doanh cho Agency để thực thi.
Túm lại, keywords xuyên suốt là:
- Hành trình khách hàng
- Mục tiêu khi chạy quảng cáo là gì?
Cảm ơn chị Thảo rất nhiều vì đã tỉ mỉ, trả lời từng câu hỏi của em.
👉 Để xem thêm các recap chất lượng cho những buổi chia sẻ khác, mọi người vào group EGANY để hóng thêm nhé.