Chào bà con, sau tuần bận rộn lại "được" cộng hưởng bởi dịch Covid19 nên việc không tên ở nhà tràn tới ồ ập, nay mới rảnh xíu tranh thủ ngồi "nấu" tiếp tập 03 cho bà con đây ăn đây.
Ai chưa đọc tập 02 có thể đọc lại tại đây nhé:
Giờ bắt đầu thôi!
Nhắm vào việc tư duy tinh gọn.. tinh gọn.. và tinh gọn đến mức có thể để đạt hiệu quả cao nhất – ở đây là tốc độ tải trang. Qua những ví dụ, mô tả trong thực tế các bạn có thể thu thập được ý hay để dành áp dụng lại sau này
Mình dùng từ "tư duy" trong bài là vì khó có thể kể hết các mục trong thực tế cần tinh gọn. Vậy nên mình sẽ trình bày bắt cách kể vài câu chuyện mình hay gặp, từ đó mọi người có thể rút ra được các ý quan trọng nhé.
Mình có anh bạn không chuyên công nghệ nhưng cũng chịu khó tìm tòi và vọc vạch WordPress plugin dữ lắm. Sau thời gian dài vọc vạch hàng trăm plugins thì website của anh chậm.. lê lết luôn.
Anh thấy cái pop-up của bên A có nhiều tính năng hay cho trang bài viết, nhưng pop-up của bên B lại thiết kế đẹp hơn cho trang khuyến mãi thế là anh giữ cả hai.
Kế tiếp, anh thấy bên C có tính năng bình luận hay nhưng cũng cung cấp tính năng bổ sung cho Pop-up của bên B hay quá, anh lại cài vào để cho nó ngon hơn.
…
Cứ thế mà cài tới ngày tầm 20 cái plugins (dù không liên quan mục đích ban đầu) được cài rồi quên gỡ luôn. Trong thực tế anh chỉ xài 1 plugin B cho trang danh sách sản phẩm & chạy campaign đúng 2 tuần.
Ý chính:
- Nếu bạn không còn sử dụng hoặc thấy ứng dụng đó không thực sự cần thiết thì nên gỡ hết đi hoặc.. đừng cài vào website mình.
- Thêm tính năng vào là thêm việc phải suy nghĩ và dành công sức ra đánh giá xem nó có đáng không. Bỏ hết đi, dành thời gian lo việc thật sự quan trọng thôi.
Tiếp nối ví dụ trên, nếu lỡ thật sự cần rồi thì làm sao? Thì phải dành thời gian ra đánh giá thôi chứ sao giờ. Đừng hời hợt để rồi lãnh trái đắng nhé.
Mình có 3 gợi ý giúp anh bạn mình (dù không rành kĩ thuật) vẫn có thể đánh giá được ứng dụng của nhà cung cấp đó có đáng xài hay không.
Ví dụ:
- Mức chấp nhận được của anh bạn mình là tải trang dưới 5s.
- Trước khi cài đặt website tải mất 3s.
- Sau khi cài đặt website tải mất 4.5s (hoặc 3.5s) thì vẫn chấp nhận được.
Có thể dùng Google PageSpeed, GTMetrix, PingDom hoặc bằng.. mắt thường cũng được (mở Laptop rồi mở SmartPhone ra xem thử).
Ý chính:
Nếu không đặt ra mục tiêu từ đầu thì có thể bạn sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để thử nghiệm vô ích.
Dĩ nhiên, nếu nhà cung cấp đó vừa có nhiều tính năng hay mà lại vừa tối ưu tốt nữa thì chọn luôn thôi.
Ví dụ:
- Ứng dụng Pop-up mình chỉ cần cho xuất hiện ở trang giới thiệu sản phẩm với điều kiện người dùng định rê chuột lên định tắt tab.
- Hãy thiết lập để mã ứng dụng chỉ kích hoạt ở đúng trang sản phẩm với sự kiện chuẩn bị tắt tab thôi.
- Lúc này tất cả các trang còn lại của website không phải tải thêm mã của ứng dụng nên vẫn không ảnh hưởng gì.
- Trang sản phẩm thì bạn cũng chỉ bắt một sự kiên và nội dung duy nhất, chứ không phải bắt thêm sự kiện và các nội dung không liên quan khác.
Ý chính:
Các ứng dụng thường cung cấp cho mình các thiết lập khá chi tiết, nếu chủ động tìm hiểu thêm xíu thì bạn sẽ tối ưu website mình tốt hơn rất nhiều.
Phần này hơi khó hiểu nếu chỉ nói chay, nên mình đưa ra một ví dụ về tính năng gắn liên kết tới Facebook Page (thường gặp) trên website của anh bạn mình:
Anh kiểm tra thì thấy website phải tải thêm 2 files từ Facebook tốn khoảng 115KB để có thể "vẽ" ra được cái ô như ảnh trên.
(Này là chưa kể các mã nhúng từ Messenger Chat, AutoAds, Tracking các kiểu..v.v…)
Mình hỏi lại mục đích ban đầu của anh thì biết anh chỉ cần:
Mình gợi ý vài giải pháp có thể sử dụng cho nhu cầu trên:
Bạn thấy đó, rõ ràng có nhiều giải pháp tinh gọn hơn để đáp ứng mục tiêu của bạn. Nhưng thường thì bạn sẽ.. "thấy người ta làm sao làm theo vậy".
Mục này còn nhiều ví dụ hay ho để thực hành, mình sẽ bổ sung thêm các bài viết dạng "Mẹo tối ưu tốc độ website trong thực tế" sau nhé.
Để không tự ra hậu quả website lê lết rồi tự mình khắc phục quá nhiều, hãy bắt đầu bằng tư duy tinh gọn. Để tinh gọn cần nắm các ý:
Chúc anh em biết lúc nào cần "Hải, Quay xe.." và về đích sớm nhé!
Trong phần trước, mình đã chia sẻ với mọi người những khó khăn khi team…
Xin chào, tiếp tục loạt bài về trải nghiệm của mình trong việc xây dựng…
Cắm đầu cắm cổ dọn dẹp deadline và dọn nhà trước Tết nên ngâm bài…
Nếu bạn yêu thích phát triển sản phẩm với nhiều thử thách và cơ hội…
Trong phần 1, mình đã giải thích lý do tại sao EGANY chọn AWS làm…
Trong giới công nghệ hiện nay, Amazon Web Service không còn là một cái gì…